Questions
ayuda
option
My Daypo

ERASED TEST, YOU MAY BE INTERESTED ONmon nhi 150-200

COMMENTS STATISTICS RECORDS
TAKE THE TEST
Title of test:
mon nhi 150-200

Description:
toiladieu

Author:
AVATAR

Creation Date:
28/11/2023

Category:
Others

Number of questions: 61
Share the Test:
Facebook
Twitter
Whatsapp
Share the Test:
Facebook
Twitter
Whatsapp
Last comments
No comments about this test.
Content:
Câu 150: Trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi có vấn đề nuôi dưỡng chưa hợp lý cần được khám lại sau: A. 2 ngày B. 5 ngày C. 14 ngày D. 30 ngày .
Câu 151: Chỉ số giúp phát hiện nhanh nhất trẻ suy dinh dưỡng tại cộng đồng là: A. Cân nặng B. Chiều cao C. Số liệu từ sổ của trạm D. Vòng cánh tay.
Câu 152: Trẻ suy dinh dưỡng vừa có cân nặng giảm so với cân nặng bình thường theo tuổi là: A. < 60% B. 60-70% C. 70-80% D. 80-90% .
Câu 153: Tác hại của bệnh suy dinh dưỡng là A. Dễ nhiễm khuẩn B. Chậm phát triển trí tuệ C. Chậm tăng trưởng D. Dễ nhiễm khuẩn và chậm tăng trưởng .
Câu 154: Trẻ được phân loại là thiếu máu và nhẹ cân vì có dấu hiệu: A. Nhẹ cân và lòng bàn tay nhợt B. Nhẹ cân và lòng bàn tay nhợt rất nhợt C. Phù hai bàn chân và lòng bàn tay nhợt D. Nhẹ cân và phù hai bàn chân .
Câu 155: Một trẻ cân nặng còn 70%, có phù 2 chân được phân loại là: A. Suy dinh dưỡng vừa B. Suy dinh dưỡng nặng C. Suy dinh dưỡng nặng thể hỗn hợp D. Suy dinh dưỡng nặng thể phù (Kwashiokor).
Câu 156: Vấn đề quan trọng nhất khi chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng nhẹ và vừa là: A. Cho uống đủ các loại vitamin B. Cho ăn đủ số lượng và chất lượng C. Cho uống các loại sữa đắt tiền thay cho sữa mẹ D. Cho uống viên sắt.
Câu 157: Trong các loại vitamin sau, loại nào là cần thiết nhất đối với trẻ suy dinh dưỡng nặng: A.Vitamin B1 B.Vitamin C C. Vitamin A D. Vitamin D .
Câu 158: Trẻ suy dinh dưỡng nặng trước khi chuyển đi bệnh viện cần phải dùng ngay thuốc sau: A. Kháng sinh B. Vitamin A C. Truyền đạm D. Viên sắt.
Câu 159: Thái độ xử trí đúng nhất đối với một trẻ suy dinh dưỡng nặng đến khám tại cơ sở y tế là A. Cho vit.A và hướng dẫn nuôi dưỡng trẻ tại nhà B. Cho vit.A và đánh giá chế độ nuôi dưỡng trẻ C. Đánh giá chế độ nuôi dưỡng và chuyển trẻ đi BV D. Cho vitamin A và chuyển gấp đi bệnh viện .
Câu 160: Bạn phân loại như thế nào cho bệnh nhi 19 tháng tuổi cân nặng 8kg, không có dấu hiệu gầy mòn nặng rõ rệt, không mờ giác mạc, phù hai bàn chân, không có lòng bàn tay nhợt? A. Nhẹ cân và thiếu máu nặng B. Suy dinh dưỡng nặng C. Không nhẹ cân nhưng có thiếu máu D. Nhẹ cân và thiếu máu .
Câu 161: Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng huyết sắc tố hay ....… trong 1 đơn vị thể tích máu. A. Số lượng bạch cầu B. Số lượng hồng cầu C. Số lượng tiểu cầu D. Số lượng bạch cầu hạt .
Câu 162: Bệnh huyết sắc tố gây thiếu máu do... A. Giảm sinh hồng cầu B. Tan máu C. Chảy máu D. Thiếu các yếu tố tạo máu.
Câu 163: Sắt là thành phần quan trọng của … , rất cần thiết cho sự sống. A. Bạch cầu B. Hồng cầu C. Tiểu cầu D. Huyết sắc tố .
Câu 164: Thiếu máu thiếu sắt thường xảy ra ở lứa tuổi …, có thể xẩy ra sớm hơn ở trẻ đẻ non. A. 3 tháng B. 4 tháng C. 5 tháng D. 6 tháng.
Câu 165: Thiếu máu ở những trẻ bị suy thận mạn tính được xếp vào nhóm nguyên nhân do: A. Do chảy máu B. Do giảm sinh C. Do tan máu D. Nguyên nhân khác.
Câu 166: Bệnh thalasemi là bệnh ..., gây tan máu mạn tính, di truyền. A. Rối loạn màng hồng cầu B. Rối loạn huyết sắc tố C. Tự miễn D. Bất đồng nhóm máu mẹ con .
Câu 167: Khi cho trẻ uống viên sắt, cần cho uống thêm …để tăng cường hấp thu sắt. A. Vitamin B1 B. Vitamin B2 C. Vitamin B6 D. Vitamin C.
Câu 168: Điều trị trẻ bệnh thiếu máu tan máu, tốt nhất là truyền … khi có thiếu máu nặng. A. Máu tươi B. Máu toàn phần C. Khối hồng cầu D. Khối tiểu cầu.
Câu 169: Trẻ đẻ non nên dùng sắt để phòng thiếu máu từ tháng thứ hai với liều lượng sau: A. Sulfat sắt 5mg/ngày B. Sulfat sắt 10mg/ngày C. Sulfat sắt 15mg/ngày D. Sulfat sắt 20mg/ngày.
Câu 170: Trẻ thiếu máu do thiếu sắt, điều trị tốt, lượng huyết sắc tố sẽ trở về bình thường sau: A. 1 – 5 tuần B. 5 – 9 tuần C. 8 – 12 tuần D. 12 – 16 tuần .
Câu 171: Uống sắt vào thời thời điểm tốt nhất là: A. Trước bữa ăn 10 phút B. Giữa hai bữa ăn C. Giữa bữa ăn D. Ngay sau khi ăn.
Câu 172: Triệu chứng lâm sàng dễ phát hiện nhất để đánh giá thiếu máu ở tuyến y tế cơ sở là: A. Da xanh B. Niêm mạc mắt nhợ C. Niêm mạc miệng nhợt D. Lòng bàn tay nhợt.
Câu 173: OMS khuyến cáo, trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên, có thể dùng thuốc tẩy giun sau: A. Santonin B. Piperazin C. Mebendazol D. Helmintox.
Câu 174: Triệu chứng sốt và nước tiểu sẫm màu thường gặp trong thiếu máu do: A. Thiếu sắt B. Thiếu axit folic C. Trĩ D. Tan máu.
Câu 175: Nguyên nhân nào sau đây không gây co giật ở trẻ em: A. Xuất huyết não B. Viêm não, màng não C. Hạ Na máu D. Tăng kali máu.
Câu 176: Co giật do sốt cao đơn thuần thường là: A. Co giật cục bộ B. Cơn vắng ý thức C. Co giật toàn thân D. Cơn co cứng .
Câu 177: Co giật do động kinh thường: A. Không tái phát B. xảy ra khi trẻ sốt C. Chỉ có co giật toàn thân D. Có tính định hình là lặp lại .
Câu 178: Co giật do nhiễm trùng thần kinh bao giờ cũng kèm theo: A. Sốt B. Tiền sử co giật trước đó C. Rối loạn điện giải D. Biểu hiện bất thường ở hệ thần kinh .
Câu 179: Làm điện não đồ ngoài cơn của trẻ bị bệnh động kinh thấy: A. Điện não đồ bình thường B. Sóng theta C. Sóng nhọn kịch phát lan tỏa D. Sóng nhọn kịch phát tại vị trí não tương ứng .
Câu 180: Thuốc dùng để cắt cơn giật cho trẻ: A. Adalat B. Sorbitol C. Corticoid D. Gardenal.
Câu 181: Chỉ định dùng thuốc hạ sốt cho trẻ khi thân nhiệt đo ở nách của trẻ tăng từ …. độ C. A. 38, 2 B. 38,5 C. 38, 7 D. 39.
Câu 182: Nguyên nhân gây xuất huyết não màng não ở trẻ em là: A. Thiếu vitamin K B. Tăng Feritin máu C. Tăng Kali máu D. Hạ Canxi máu.
Câu 183: Biện pháp chăm sóc đầu tiên thích hợp nhất khi thấy bệnh nhân co giật là: A. Cặp nhiệt độ B. Thở oxy C. Đặt trẻ nằm nghiêng D. Đặt canuyn vào miệng trẻ.
Câu 184: Tư thế nằm thích hợp của trẻ khi bị co giật do sốt cao đơn thuần A. Nằm nghiêng đầu bằng B. Nằm nghiêng đầu thấp C. Nằm ngửa đầu cao 30 độ D. Nằm đầu ngửa, kê gối dưới vai.
để pha loãng thuốc Seduxen để cắt cơn giật là: A. NaCl 0,9 % B. Nước cất C. Glucose 10% Glucose 5%.
Câu 186: Cháu Minh 2 tháng tuổi được mẹ đưa đến cơ sở y tế khám vì bỏ bú và co giật chân tay bên phải. Cán bộ y tế khám thấy trẻ li bì, da xanh, niêm mạc nhợt, chân tay lạnh, thóp căng phồng. Trẻ thở không đều có cơn ngừng thở trên 10 giây, nhịp thở 30 lần / phút, co giật nửa người phải liên tục, nhiệt độ 35,5 0C. Trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn, sau khi đẻ mẹ ăn kiêng dầu - mỡ và chất tanh. Can thiệp điều dưỡng cần tiến hành ngay là: A. Chuẩn bị dụng cụ và phụ giúp Bác sỹ chọc dò tuỷ sống. B. Cho trẻ nằm đầu cao hơn mặt giường góc 30 độ, hút thông đường thở, cho thở oxy C. Lấy máu xét nghiệm công thức máu. D. Ủ ấm cho trẻ. .
Câu 187: Đường tiêm canxi clorua để điều trị co giật do hạ Canxi máu là: A. Tiêm dưới da B. Tiêm trong da C. Tiêm bắp D. Tiêm tĩnh mạch .
Câu 188: Nếu trẻ vẫn còn co giật có thể tiêm nhắc lại seduxen sau: A. 10 phút B. 15 phút C. 30 phút D. 1 giờ.
Câu 189: Khi trẻ còi xương bị co giật hoặc co cứng thì can thiệp trước tiên phải thực hiện là: A. Hút đàm dãi, thở oxy B. Tiêm bắp vitamin D C. Tiêm tĩnh mạch muối calci D. Tiêm thuốc an thần chống co giật .
Câu 190: Đối với bệnh nhân còi xương có biểu hiện ra nhiều mồ hôi trộm, thóp rộng, bờ thóp mềm, răng mọc chậm thì khâu quan trọng nhất trong điều trị, chăm sóc là: A. Uống muối calci mỗi ngày 1-2g B. Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng: đạm, đường, mỡ C. Lau mồ hôi, mặc ấm cho trẻ để tránh nhiễm lạnh D. Uống vitamin D2 liều 600 000 – 800 000 đơn vị chia đều cho 30-40 ngày .
Câu 191: Trong điều trị bệnh còi xương, nếu không có vitamin D thì có thể thay thế bằng cách: A. Cho trẻ ăn nhiều các loại thực phẩm giàu vitamin D như gan cá, các loại trứng. B. Chiếu đèn cực tím cho trẻ trong vòng 15 ngày với thời gian tăng dần từ 2-20 phút/ngày. C. Uống muối calci hoặc cốm calci mỗi ngày 1-2g, trong thười gian từ 30-60 ngày. D. Tiêm tĩnh mạch mỗi ngày 0.5g calci clorid trong 30-60 ngày. .
Câu 192: Với chẩn đoán “Ngực gà, chân cong hình chữ O do biến dạng xương, can thiệp trước tiên phải thực hiện là: A. Cho uống vitamin D B. Cho uống muối calci C. Mời BS chỉnh hình hội chẩn D. Cho trẻ ăn uống đầy đủ các chất đạm, đường, mỡ và .
Câu 193: Biện pháp phòng bệnh còi xương an toàn nhất cho tất cả trẻ em là: A. Uống vitamin D 200000 đơn vị vào mùa đông B. Bú sữa mẹ, không cai sữa trước 18 tháng tuổi C. Ăn dặm đúng, đủ các chất nhất là mỡ, vitamin và muối khoáng D. Cho trẻ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào các buổi sáng .
Câu 194: Nguyên nhân chính gây tử vong ở bệnh nhân tiêu chảy là: A. Mất nước B. Mất điện giải C. Sốc do truyền dịch D. Suy dinh dưỡng do tiêu chảy kéo dài.
Câu 195: Giảm tỷ lệ tử vong do tiêu chảy bằng biện pháp: A. Truyền dịch chống mất nước B. Sử dụng rộng rãi ORS và cải thiện dinh dưỡng C. Cung cấp và sử dụng nước sạch D. Tăng cường bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em.
Câu 196: Hai thành phần quan trọng nhất, không thể thiếu trong được trong gói ORS là: A. NaCl và KCl B. KCl và NaHCO3 C. NaCl và Glucose D. KCl và Glucose .
Cháu Hiền 15 tháng tuổi được đưa đến trạm y tế với lý do: tiêu phân lỏng 2 ngày nay, mỗi ngày tiêu 4-5 lần. Gia đình cho bé uống cotrimoxazol nhưng không đỡ. Khám thấy bé tỉnh táo, đưa nước trẻ uống bình thường, thân nhiệt 37,8oC, không nôn, tiêu phân nhiều nước mùi tanh, không nhầy máu. Được bác sĩ chẩn đoán là tiêu chảy cấp chưa có dấu hiệu mất nước. Câu 197: Chẩn đoán điều dưỡng ưu tiên số 1 là: A. Sốt nhẹ do nhiễm khuẩn ruột B. Tiêu chảy do tổn thương các liên bào ruột C. Nguy cơ mất nước do tiêu chảy D. Sự thiếu hiểu biết về bệnh tiêu chảy của gia đình .
Cháu Hiền 15 tháng tuổi được đưa đến trạm y tế với lý do: tiêu phân lỏng 2 ngày nay, mỗi ngày tiêu 4-5 lần. Gia đình cho bé uống cotrimoxazol nhưng không đỡ. Khám thấy bé tỉnh táo, đưa nước trẻ uống bình thường, thân nhiệt 37,8oC, không nôn, tiêu phân nhiều nước mùi tanh, không nhầy máu. Được bác sĩ chẩn đoán là tiêu chảy cấp chưa có dấu hiệu mất nước. Câu 198: Can thiệp điều dưỡng cần được tiến hành ngay cho bé Hiền là: A. Cho trẻ uống 50ml ORS sau mỗi lần đi tiêu B. Cho bé uống 100ml sau mỗi lần đi tiêu C. Cho bé uống paracetamol 1.5 viên 100mg D. Nới rộng tả lót, chườm nước mát để hạ sốt .
Bé Trung 15 tháng tuổi, nặng 10 kg, nhập vào khoa Nhi BV huyện với lý do: tiêu phân lỏng 2 ngày nay, mỗi ngày 15-16 lần. Qua nhận định thấy: trẻ li bì, đổ nước vào miệng trẻ không nuốt được, mạch nhanh nhỏ, mắt trũng, độ chun giãn của da mất chậm. Câu 199: Chẩn đoán điều dưỡng ưu tiên số 1 đối với bé Trung là: A. Trẻ li bì do mất nước nặng B. Trẻ li bì do thiếu máu não C. Tiêu chảy cấp mất nước nặng D. Mạch nhanh, nhỏ do trụy mạch .
Bé Trung 15 tháng tuổi, nặng 10 kg, nhập vào khoa Nhi BV huyện với lý do: tiêu phân lỏng 2 ngày nay, mỗi ngày 15-16 lần. Qua nhận định thấy: trẻ li bì, đổ nước vào miệng trẻ không nuốt được, mạch nhanh nhỏ, mắt trũng, độ chun giãn của da mất chậm. Câu 200: Can thiệp điều dưỡng cần tiến hành ngay cho bé Trung: A. Cho uống 100ml ORS sau mỗi lần đi tiêu B. Đặt sonde dạ dày, nhỏ giọt ORS 1200ml trong 6 giờ C. Cho uống ORS 750ml trong 4 giờ D. Truyền tĩnh mạch dung dịch Lactat Ringer theo y lệnh.
Câu 201: Bé Kỳ 10 tháng tuổi, nặng 8kg, vào khám bệnh với lý do: tiêu phân lỏng 2 ngày nay, mỗi ngày 15-16 lần. Qua nhận định thấy: Trẻ li bì, đổ nước vào miệng trẻ không nuốt được, mạch nhanh nhỏ, mắt trũng, độ chun giãn của da mất chậm. Bác sĩ cho y lệnh truyền trong giờ đầu là 240ml dung dịch Lactat Ringer.Anh (chị) hãy tính tốc độ truyền? A. 50 giọt/phút B. 60 giọt/phút C. 70 giọt/phú D. 80 giọt/phút.
Bé Thu 6 tháng tuổi, sốt 2 này nay với các triệu chứng: ho, chảy nước mũi. Khám thấy trẻ tỉnh táo, bú bình thường, nhiệt độ 380C, nhịp thở 57 lần/phút, không có dấu hiệu rút lõm lồng ngực. Câu 202: Anh (chị) hãy phân loại bênh của bé Thu: A. Bệnh rất nặng B. Viêm phổi nặng C. Viêm phổi d. Không viêm phổi.
Bé Thu 6 tháng tuổi, sốt 2 này nay với các triệu chứng: ho, chảy nước mũi. Khám thấy trẻ tỉnh táo, bú bình thường, nhiệt độ 380C, nhịp thở 57 lần/phút, không có dấu hiệu rút lõm lồng ngực. Câu 203: Anh (chị) hãy nêu cách xử trí cho bé Thu: A. Tiêm một liều Penicillin 500 000 đơn vị rồi gửi đi BV ngay B. Điều trị tại trạm y tế bằng cotrimoxazol và thuốc giảm ho đông y C. Điều trị tại trạm y tế bằng Penicilin, thuốc giảm ho đông y và hạ sốt D. Điều trị tại nhà, không dùng kháng sinh, chỉ dùng thuốc ho đông y .
Bé Hà 30 ngày tuổi bị ngạt mũi, hay quấy khóc, ho húng hắng 3 ngày nay. Khám: thân nhiệt 37.30C, trẻ không bú được, nhịp thở 62 lần/phút, có dấu hiệu rút lõm lồng ngực mạnh, không co giật, không thở rít. Câu 204: Anh (chị) hãy phân loại bệnh của bé Hà: A. Bệnh rất nặng B. Viêm phổi nặng C. Viêm phổi D. Không viêm phổi.
Bé Hà 30 ngày tuổi bị ngạt mũi, hay quấy khóc, ho húng hắng 3 ngày nay. Khám: thân nhiệt 37.30C, trẻ không bú được, nhịp thở 62 lần/phút, có dấu hiệu rút lõm lồng ngực mạnh, không co giật, không thở rít. Câu 205: Anh (chị) hãy nêu cách xử trí cho bé Hà: A. Tiêm cho bé một liều Penicilin 250.000 đơn vị rồi gửi đi BV ngay B. Tiêm một liều Penicilin 250.000 đơn vị, quấn ấm cho trẻ rồi gửi đi BV ngay C. Điều trị tại trạm y tế bằng Cotrimoxazol và thuốc giảm ho đông y D. Điều trị tại nhà, không dùng kháng sinh, chỉ dùng giảm ho đông y .
Bé An 5 tháng tuổi bị ho, chảy nước mũi 2 ngày, thường trớ sau khi ho. Sáng nay, mẹ bé thấy bé thở nhanh hơn mọi ngày. Khám: trẻ tỉnh táo, bú được, không co giật, thở ậm ạch, nhịp thở 60 lần/phút, có dấu hiệu rút lõm lồng ngực, thân nhiệt 370C. Câu 206: Anh (chị) hãy phân loại bệnh của bé An: A. Bệnh rất nặng B. Viêm phổi nặng C. Viêm phổi D. Không viêm phổi.
Bé An 5 tháng tuổi bị ho, chảy nước mũi 2 ngày, thường trớ sau khi ho. Sáng nay, mẹ bé thấy bé thở nhanh hơn mọi ngày. Khám: trẻ tỉnh táo, bú được, không co giật, thở ậm ạch, nhịp thở 60 lần/phút, có dấu hiệu rút lõm lồng ngực, thân nhiệt 370C. Câu 207: Anh (chị) hãy nêu cách xử trí cho bé An: A. Tiêm cho bé một liều Penicilin 500.000 đơn vị rồi gửi đi BV ngay B. Tiêm một liều Penicilin 500.000 đơn vị, quấn ấm cho trẻ rồi gửi đi BV ngay C. Điều trị tại trạm y tế bằng Cotrimoxazol và thuốc giảm ho đông y D. Điều trị tại nhà, không dùng kháng sinh, chỉ dùng giảm ho đông y .
Bệnh nhân Hoa, 7 tuổi, nằm điều trị tại bệnh viện với chẩn đoán viêm cầu thận cấp. Hiện tại bé hết phù, tiểu 1000-1100ml/ngày, nước tiểu vàng nhạt; trên da cẳng chân, cẳng tay có nhiều mụn mủ và các vết lở loét cùng một số sẹo mới, thân nhiệt 37.80C. Câu 208: Hãy nêu chẩn đoán điều dưỡng được ưu tiên: A. Viêm da mủ B. Sự không nguyên vẹn của da do viêm nhiễm lâu ngày C. Sốt do nhiễm trùng D. Sốt/ viêm da mủ do nhiễm liên cầu .
Bệnh nhân Hoa, 7 tuổi, nằm điều trị tại bệnh viện với chẩn đoán viêm cầu thận cấp. Hiện tại bé hết phù, tiểu 1000-1100ml/ngày, nước tiểu vàng nhạt; trên da cẳng chân, cẳng tay có nhiều mụn mủ và các vết lở loét cùng một số sẹo mới, thân nhiệt 37.80C. Câu 209: Với chẩn đoán “Sự không nguyên vẹn của da do viêm nhiễm lâu ngày”, để cho da của Hoa trở nên nguyên vẹn, can thiệp điều dưỡng cần được thực hiện là: A. Thực hiện y lệnh dùng Penicilin. B. Thực hiện y lệnh dùng Penicilin, giáo dục bệnh nhi: giữ gìn vệ sinh da, giữ ấm cơ thể. C. Thực hiện y lệnh dùng Penicilin, giáo dục bệnh nhi: giữ gìn vệ sinh da, giữ ấm, ăn nhiều thịt cá. D. Thực hiện y lệnh dùng Penicilin, Paracetamol, GD BN: giữ gìn vệ sinh da, giữ ấm, ăn nhiều thịt cá, .
Bệnh nhân Hoa, 7 tuổi, nằm điều trị tại bệnh viện với chẩn đoán viêm cầu thận cấp. Hiện tại bé hết phù, tiểu 1000-1100ml/ngày, nước tiểu vàng nhạt; trên da cẳng chân, cẳng tay có nhiều mụn mủ và các vết lở loét cùng một số sẹo mới, thân nhiệt 37.80C Câu 210: Bác sĩ ghi y lệnh cho Hoa uống mỗi ngày 1 triệu đơn vị Vegacilin. Hãy hướng dẫn cho Hoa cách uống thuốc tốt nhất: Chia … lần/ngày, uống trước bữa ăn…. A. 3, 1 giờ, uống trong 7 ngày liền. B. 3, 1 giờ, uống trong 10 ngày liền. C. 3, 1 giờ, uống cho đến khi hết các vết loét trên da và ≥10 ngày. D. 1 lần/ngày, 1 giờ, uống cho đến khi hết các vết loét trên da và ≥10 ngày. .
Report abuse Consent Terms of use